Go to Top
Trang chủ > Uncategorized

Uncategorized

Hàn Quốc vẫn là “ngôi sao FDI” tại Việt Nam

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm, cả nước có 1.145 dự án mới với tổng vốn đăng ký là 7,5 tỷ USD, tăng 95,3% so với cùng kỳ. 
 
Đồng thời có 535 dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký thêm là 3,8 tỷ USD, tăng 129% so với cùng kỳ. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,3 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài rót 8 tỷ USD. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 25 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 605 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3 với 562 triệu USD. Đã có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4 tỷ USD, chiếm 35,4% vốn đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng. Luỹ kế, Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 48,5 tỷ USD vào 5.364 dự án tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,2 tỷ USD. Lũy kế, Nhật đã rót khoảng 39,8 tỷ USD với hơn 3.117 dự án. Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,1 tỷ USD. Luỹ kế, tính đến nay quốc đảo này cũng rót hơn 39 tỷ USD vào Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh thành phố, trong đó Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn nhất với 39 dự án mới và bổ sung với hơn 1,7 tỷ USD. Thủ đô Hà Nội đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,63 tỷ USD. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai đều đạt trên dưới 1 tỷ USD. Một số dự án lớn được cấp phép trong 6 tháng đầu năm 2016 là: Dự án LG Display Hải Phòng (1,5 tỷ USD); dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD; dự án nhà máy điện gió Hàn Quốc Trà Vinh (giai đoạn 2), tổng vốn đầu tư đăng ký 247,6 triệu USD; dự án Midtown với tổng vốn đầu tư 225,62 triệu USD do Cayman Islands với mục tiêu kinh doanh bất động sản tại Tp.HCM...

WB hỗ trợ 90 triệu USD cho Việt Nam để ứng phó với biến đổi khí hậu

WASHINGTON, D.C., ngày 24/6/2016 – Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ 90 triệu đô la Mỹ giúp Việt Nam cải cách chính sách nhằm hỗ trợ nghị trình biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, cũng phù hợp với Kế hoạch Hành động về Biến đổi khí hậu của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Khoản Tín dụng Chính sách Phát triển về Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh, phê duyệt ngày hôm nay, cùng với dự án Tăng cường Khả năng Kháng cự Biến đổi Khí hậu và Sinh kế Bền vững Vùng Đồng bằng sông Cửu long mới được phê duyệt gần đây đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tập trung vào tăng trưởng xanh và bao trùm, và hạn chế các rủi ro trong ứng phó với biến đổi khí hậu. “Tăng cường thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, tăng khả năng chịu đựng là quan trọng đối với Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của nước này”, ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói. “Hỗ trợ chương trình nghị sự này của Việt Nam cũng nằm trong nỗ lực toàn cầu cùa Ngân hàng Thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu, và đây là mục tiêu ưu tiên của chúng tôi.” Đây là khoản thứ nhất trong loạt 3 khoản tín dụng tài trợ cho các hành động chính sách về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu của chính phủ do Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ trì. Loạt tín dụng này sẽ được chi cho công tác thực hiện các chính sách tăng cường quy hoạch và quản lý tổng hợp ven biển, và các khoản đầu tư công có lợi cho lĩnh vực biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, bảo vệ tài nguyên nước và tăng cường tiết kiệm sử dụng nước, và trồng rừng ven biển. Khoản tín dụng cũng được dùng hỗ trợ các chính sách phát triển giao thông và sản xuất công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Những hành động chính sách này cũng giúp Việt Nam chuẩn bị thực hiện các cam kết đã hứa trước thềm Hội nghị về Biến đổi khí hậu tại Paris năm 2015 do Hội nghị Khung về Biến đổi khí hậu của LHQ tổ chức. Nguồn tín dụng do hiệp hội Phát triển Quốc tế cấp. Đây là nhánh cho vay ưu đãi phục vụ các nước nghèo nhất trên thế giới của Ngân hàng Thế

Các ngân hàng TMCP tiếp tục hạ lãi suất cho vay

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, các ngân hàng TMCP tiếp tục hưởng ứng hạ lãi suất cho vay
Cụ thể, Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) đã công bố các chương trình cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như: Nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối với các khoản vay trung-dài hạn, SHB áp dụng mức lãi suất ưu đãi tối đa 10%/năm; đối với các khoản cho vay ngắn hạn, SHB xem xét giảm lãi suất 0,5% so với mức lãi suất hiện hành. Trước đó, từ tháng 5/2015, SHB đã cho ra mắt sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động 24h đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là sản phẩm cho vay mới với tính linh hoạt cao, giải quyết thủ tục cho vay chỉ trong vòng 24h , chính sách trả nợ linh hoạt. Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê chia sẻ: SHB hy vọng các chính sách ưu đãi của SHB về lãi suất, hạn mức cho vay cũng như những hỗ trợ tư vấn tài chính, quản lý dòng tiền nguồn thu của doanh nghiệp…  sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, đóng góp và sự phát triển kinh tế nước nhà. Với Techcombank, ngân hàng này sẽ áp dụng lãi suất tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp có cơ hội nhận được lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5-1% so với lãi suất cho vay chung mà hiện nay Techcombank đang áp dụng nếu các doanh nghiệp đạt đồng thời các tiêu chí như vay vốn bổ sung nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động để bảo đảm kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với định hướng chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ và có nền tảng tài chính lành mạnh, có chất lượng tín dụng tốt. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) từ ngày 4/5-30/7 chính thức triển khai chương trình khuyến mại “Vun đắp tương lai cùng VIB” với ưu đãi lãi suất vay. Theo đó, trong thời gian này khách hàng vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm, cho vay kinh doanh (vay bổ sung vốn kinh doanh, vay đầu tư tài sản cố  định), vay du học, sẽ có hai lựa chọn là hưởng lãi suất ưu đãi chỉ 7,49%/năm, ổn định trong 6 tháng đầu của khoản vay và từ tháng thứ 12, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ cố định 3,99%/năm. Bên cạnh đó, VIB còn ưu đãi 0% lãi suất vay tháng đầu cho 50 khách hàng có phát sinh khế ước nhận nợ đầu tiên mỗi kỳ (tổng cộng 150 khách hàng/3 kỳ) thỏa mãn các điều kiện như thời hạn vay lớn hơn 12 tháng; mỗi khách hàng được ưu đãi tối đa 1 lần suốt chương trình; số tiền ưu đãi dành cho 1 khách hàng tối đa là 2 triệu đồng. Việc các ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay trong khi không hạ lãi suất huy động sẽ khiến mức chênh lệch ròng của các ngân hàng giảm, đây là động thái chia sẻ của các ngân hàng với các doanh nghiệp và người dân. Huy Thắng

Nhập siêu 200 triệu USD trong tháng đầu năm 2016

Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2016 ước tính cả nước nhập siêu 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 13,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước như gạo tăng 62,2%; thủy sản tăng 10,3%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 10,1%; giày dép tăng 7,5%; dệt may tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,4%; điện thoại và linh kiện tăng 2,4%. Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng qua với kim ngạch ước tính đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp đến là EU đạt 2,7 tỷ USD, tăng 1,8%; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,3%; ASEAN đạt 1,5 tỷ USD, giảm 12,4%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc đạt 750 triệu USD, tăng 12,8%. Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 14,0 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh bao gồm: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 80,8%; xăng dầu giảm 17,6%; sắt thép giảm 16,3%; sợi dệt giảm 13,3%; xe máy và linh kiện, phụ tùng giảm 8,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,1%. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015; Hàn Quốc đạt 2,2 tỷ USD, tăng 1,8%; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1%; EU đạt 978,5 triệu USD, giảm 22,8%; Hoa Kỳ đạt 620 triệu USD, tăng 4,6%. Như vậy, tháng 1/2016 ước tính nhập siêu 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ USD. Năm 2015, cán cân thương mại hàng hóa cả nước nhập siêu 3,5 tỷ USD; tương đương 2,2% kim ngạch xuất khẩu, ghi nhận nhập siêu quay trở lại sau 3 năm liên tiếp xuất siêu.

Nguyệt Quế

Theo Trí thức trẻ

TỪ KHÓA

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC

Trong khuôn khổ Hội nghị APEC lần thứ 22, Hội nghị thượng đỉnh các doanh nghiệp APEC đã khai mạc sáng nay (9/11) tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đây là sự kiện đầu tiên trong tuần lễ cấp cao APEC có sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp cao APEC và là hội nghị quan trọng nhất của cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị năm nay diễn ra trong hai ngày từ 9-10/11, với sự tham dự của hơn 1.500 lãnh đạo các tập đoàn và doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực, trong đó có khoảng 1/4 doanh nghiệp nằm trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới tham gia.

Với chủ đề "Viễn cảnh mới của châu Á - Thái Bình Dương: sáng tạo, kết nối, hội nhập và phồn vinh", các nhà lãnh đạo sẽ cùng các tập đoàn tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy thương mại tự do, liên kết khu vực, cải cách, phát tiển sáng tạo, tình hình và xu thế kinh tế thế giới cũng như khu vực.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, nước này sẽ thành lâp "Quỹ con đường tơ lụa" trị giá 40 tỷ USD nhằm cung cấp vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng của các nước nằm trên "Vành đại kinh tế con đường tơ lụa" và "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21",  sáng kiến được Trung Quốc đưa ra cuối năm ngoái.

Ông Tập Cận Bình cũng cho biết, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, một sáng kiến khác của Trung Quốc, đã có bước đi tính thực chất, khi cuối tháng 10 vừa qua các nước sáng lập đã ký bản ghi nhớ về việc thành lập ngân hàng này.

Sau lễ khai mạc, sẽ diễn ra nhiều cuộc giao lưu và đối thoại giữa lãnh đạo các các nền kinh tế với giới doanh nghiệp trong khu vực, nhằm trao đổi tầm nhìn về các vấn đề hợp tác kinh tế, đặc biệt là vấn đề kết nối cơ sở hạ tầng giữa các nước và thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do trong khu vực.

Nguồn: Báo vtv.vn

 Việt Nam có 124 dự án đầu tư tại Hoa Kỳ

Việt Nam có 124 dự án đầu tư tại Hoa Kỳ

Trong khi đó, tính đến hết tháng 8/2014, Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 10,7 tỷ USD.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong những năm qua, đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những bước chuyển biến rất tích cực.

Tính đến hết tháng 8/2014, Hoa Kỳ có 703 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 10,7 tỷ USD và xếp thứ 7/101 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Hoa Kỳ khoảng 15,2 triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 14,3 triệu USD/dự án.

Tuy nhiên, những con số này chưa phản ảnh hết luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do có một số công ty Hoa Kỳ như Tập đoàn Intel, Coca Cola, Procter &Gamble, Chevron, ConocoPhillips... đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông...

Hiện các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào 17/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống với 15 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 4,67 tỷUSD (chiếm khoảng 43,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 2 với 314 dự án có vốn đăng ký là 2,13 tỷ USD (chiếm khoảng 20% vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam), đây cũng là lĩnh vực thu hút nhiều dự án nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 305 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,05 tỷ USD (chiếm khoảng 19,1% vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam).

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài (chiếm 74% về vốn đăng ký) với 570 dự án và 7,94 tỷ USD vốn đăng ký. Hình thức liên doanh có 108 dự án với 2,59 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 24,2% về vốn đăng ký). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 40/63 địa phương của cả nước (tính cả khu vực dầu khí ngoài khơi), nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh...

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đến hết tháng 8/2014, Việt Nam đã có 124 dự án đầu tư sang Hoa Kỳ, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 426,74 triệu USD. Hoa Kỳ đứng thứ 9 trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của Việt Nam.

Một số dự án đầu tư lớn của Hoa Kỳ tại Việt Nam:

1. Dự án Công ty TNHH Winvest Investment (Vietnam), cấp phép ngày 14/04/2006, với mục tiêu hoạt động là xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, với số vốn đăng ký là 4,1 tỷ USD; nhà đầu tư Winvest Investment LLC Hoa Kỳ; dự án được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Dự án Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea (Trung tâm hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea – VT), cấp phép ngày 20/01/2010; với mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh cao ốc văn phòng, căn hộ, biệt thự cho thuê, xây dựng và kinh doanh khu trung tâm hội nghị, tổng vốn đầu tư là 902,57 triệu USD; nhà đầu tư Skybridge Intercontinental Development Corporation, địa điểm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3. Dự án điện BOT Mông Dương 2 của Tập đoàn AES Power.

4. Dự án Công ty TNHH Good Choice USA - Việt Nam, cấp phép ngày 02/01/2008; với mục tiêu hoạt động khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, hội nghị, ẩm thực, triển lãm, y tế; tổng vốn đầu tư của dự án gần 1,3 tỷ USD; nhà đầu tư Good Choice USA - Hoa Kỳ; địa điểm dự án tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

5. Tập đoàn ACE thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ ACE năm 2005 với tổng vốn đầu tư 37,91 triệu USD, trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh; hiện không nhận được các thông tin về vướng mắc.

6. Công ty Dupont thành lập Công ty TNHH Dupont Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; vốn đầu tư 4,3 triệu USD; trụ sở tại tỉnh Bình Dương; hoạt động bình thường.

7. Công ty Ford Việt Nam: được thành lập năm 1995; tổng vốn đầu tư 102 triệu USD.

8. Công ty TNHH IBM Việt Nam thành lập năm 1995; vốn đầu tư 2,7 triệu USD; trụ sở tại Hà Nội và có chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh.

9. Công ty Johnson & Johnson Việt Nam thành lập năm 2011; vốn đầu tư 8 triệu USD; kinh doanh thiết bị ytế, các SP chuẩn đoán y khoa...

10. Công ty Procter & Gamble VN có dự án tại tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư 41,5 triệu USD, sản xuất băng vệ sinh.

11. Tập đoàn Intel có 2 dự án: Công ty TNHH Intel Việt Nam thành lập năm 2010 với vốn đầu tư 1,2 triệu USD thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý, marketing,... Ngoài ra, còn có dự án Nhà máy chip máy tính Intel đầu tư thông qua Công ty con của Tập đoàn Intel tại HongKong với vốn đầu tư 1 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh.

12. Công ty Coca Cola có 3 dự án đầu tư tại Việt Nam thông qua Công ty con đặt tại Singapore; hiện nay cả 3 dự án được hợp nhất vào thành một do Công ty TNHH Coca Cola Việt Nam thống nhất quản lý.

13. Dự án Công ty cổ phần KCN Đình Vũ (giai đoạn II), cấp phép ngày 23/06/2008; với mục tiêu đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đình Vũ – Hải Phòng, tổng vốn đầu tư là 891,4 triệu USD.

14. Dự án đường ống dẫn khí Lô B-O Môn, cấp phép ngày 16/7/2010; với mục tiêu thiết kế xây dựng vận hành đường ống dẫn khí, tổng vốn đầu tư là 773,4 triệu USD; nhà đầu tư Chevron Southwest VietNam Pipeline Co.,Ltd (Mỹ), địa điểm tại tỉnh Cà Mau.

15. Công ty TNHH một thành viên du lịch và Khách sạn Việt Mỹ, mục tiêu kinh doanh khách sạn, du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp; vốn đầu tư 250 triệu USD; trụ sở tại tỉnh Bình Định.

Theo dantri.com.vn

Tại sao Argentina không thanh toán nổi khoản nợ 1,3 tỷ USD?

“Thật không may, các bên không đạt được thỏa thuận nào và Argentina sắp vỡ nợ,” đó là tuyên bố của Luật sư Dan Pollack, trung gian đối thoại giữa Argentina và các chủ nợ Mỹ hôm 31/7, sau cuộc đàm phán cam go trong hai ngày giữa Bộ trưởng kinh tế Argentina, Axel Kicillof, và các quỹ đầu tư Mỹ trong nỗ lực cho tới phút chót.



Cuộc thương thảo được tổ chức nhằm tìm kiếm sự đồng thuận với các quỹ này về khoản nợ 1,3 tỷ USD, để qua đó thuyết phục Tòa án liên bang Mỹ tại New York hoãn thi hành phán quyết và Argentina kịp thanh toán khoản nợ 539 triệu USD cho các chủ nợ đã tham gia chương trình tái cơ cấu nợ trước hạn chót 30/7.
Những nỗ lực cuối cùng

Phía Argentina cho biết họ đã đưa ra mọi giải pháp có thể, kể cả đề xuất cuối cùng là các ngân hàng thương mại của Argentina mua khoản nợ xấu mà các quỹ đầu tư mạo hiểm nắm giữ hòng ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ lần thứ hai trong vòng 13 năm qua. 

Vỡ nợ (default) trong trường hợp này được hiểu là không đáp ứng được nghĩa vụ và điều kiện về trả nợ, mặc dù Argentina vẫn có khả năng chi trả. 

Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Argentina nhằm thuyết phục hai quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất NML Capital và Aurelius Capital Management, mà Bộ trưởng Kicillof nhiều lần ví von là “quỹ kền kền” đã không thành. 

“Quỹ kền kền” là cụm từ ám chỉ những kẻ chuyên “săn” cổ phiếu chính phủ hay công ty với giá chỉ bằng 10-20% giá niêm yết sau đó thông qua tòa án để ép “con nợ” trả nguyên giá cộng lãi suất.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tòa lãnh sự Argentina ở New York (Mỹ) sau cuộc đàm phán, Bộ trưởng Kiciloff chỉ trích các quỹ đầu tư Mỹ - số 7,6% trái chủ không tham gia chương trình cơ cấu nợ của Chính phủ Argentina sau đợt vỡ nợ năm 2001 - đã từ chối thỏa hiệp. 

Ông nói rằng các quỹ đầu tư Mỹ "tham lam một cách phi lý". Argentina đã đề nghị mức lợi nhuận lên tới 300% song các quỹ đầu tư Mỹ không chấp nhận. Các "quỹ kền kền" này đòi hỏi Argentina phải trả nhiều hơn, thanh toán toàn bộ và ngay lập tức.

Bộ trưởng Kicillof cho biết Argentina trên thực tế đã trả khoản nợ trị giá 539 triệu USD cho số 92,4% số trái chủ đã đồng ý tham gia hai chương trình tái cơ cấu nợ của chính phủ, bởi số tiền này hiện được gửi tại một ngân hàng được ủy thác ở Buenos Aires của ngân hàng Bank of New York Mellon. Bộ trưởng nhấn mạnh Argentina có tiền, đã trả và sẽ tiếp tục thanh toán.

Hành trình vỡ nợ

Vụ vỡ nợ của Argentina diễn ra sau khi Argentina không thực hiện phán quyết của Tòa án Mỹ đưa ra hồi giữa tháng Sáu vừa qua là phải thanh toán khoản nợ đã được tái cơ cấu trị giá 539 triệu USD cho các chủ nợ đã đồng ý tham gia hai chương trình tái cơ cấu nợ của Chính phủ năm 2005 và 2010. 

Tuy nhiên, số tiền này bị Tòa án liên bang Mỹ tại New York phong tỏa.

Thẩm phán tòa án liên bang Mỹ tại New York, Thomas Grieasa, đã ra phán quyết có lợi cho NML Capital và Aurelius Capital Management, theo đó sự phong tỏa nói trên chỉ được dỡ bỏ sau khi Argentina thanh toán toàn bộ khoản nợ trị giá 1,3 tỷ USD, cộng tiền lãi, cho hai quỹ này.

Việc không đạt được thỏa thuận nào với Tòa án, hay hai quỹ trên đồng nghĩa với việc Argentina lâm vào tình cảnh phá sản lần thứ hai trong 13 năm. 

Lần phá sản trước diễn ra vào năm 2001 khi Argentina mất khả năng chi trả khoản nợ trị giá 100 tỷ USD. NML Capital và Aurelius Management chính là hai quỹ đã từ chối tham gia chương trình tái cơ cấu của Buenos Aires sau lần phá sản năm đó.

Có lẽ không ít người đặt câu hỏi là vì sao Argentina không làm theo phán quyết của Tòa án Mỹ, bởi 1,3 tỷ USD không phải là số tiền vượt ra ngoài khả năng chi trả đối với Argentina vào thời điểm này.

Trong khi đó, mặc dù Chính phủ Argentina cũng đã rất nỗ lực trong việc đàm phán với phía Mỹ (dù rằng nỗ lực đó vẫn còn bị đảng đối lập chỉ trích quá muộn và chưa đủ để lật ngược tình thế), song “quê hương của điệu vũ tango đầy đam mê” vẫn không đủ “sức hấp dẫn” để có thể thuyết phục các chủ nợ nhằm tránh cho mình cảnh phá sản. Đây là điều vô cùng bất lợi vào thời điểm nền kinh tế này đã rơi vào suy thoái và cuộc sống của đa số người dân rất khó khăn vì lạm phát tăng cao và đồng peso mất giá mạnh.

Vấn đề không chỉ đơn thuần là việc trả số tiền 1,3 tỷ USD. Điểm mấu chốt khiến Argentina rơi vào tình thế có thể là coi "ngàn cân treo sợi tóc" nằm ở chỗ nếu làm theo phán quyết của Tòa án liên bang Mỹ tại New York và trả hết toàn bộ nợ cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, Argentina sợ rằng số 92,4% chủ nợ đã tham gia vào các chương trình tái cơ cấu nợ của chính phủ và đồng ý mất khoảng 70% giá trị số trái phiếu họ nắm giữ sau khủng hoảng năm 2001 cũng như số chủ nợ không tham gia vào chương trình tái cơ cấu nợ đó cũng sẽ đòi được đối xử công bằng như NML Capital và Aurelius Management, theo điều khoản RUFO. Đây là điều khoản cho phép tất cả các chủ nợ của Argentina được đối xử bình đẳng, theo kế hoạch sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2014.

Khi đó, tổn thất sẽ lên tới mức nào? Argentina có thể sẽ mất tới 15 tỷ USD nếu các trái chủ không tham gia tái cơ cấu nợ khác đòi được hưởng ưu đãi tương tự và thậm chí có thể sẽ phải thanh toán số tiền lên tới 100 tỷ USD nếu toàn bộ các chủ nợ tham gia chương trình tái cơ cấu trước đó cũng đòi thanh toán 100% giá trị trái phiếu. Trong khi đó, dự trữ ngoại tệ của nước này chỉ khoảng 29 tỷ USD.

Dù lường trước được tình thế “một chân xuống vực,” nhưng Argentina không có lựa chọn nào khác. Bởi về phía các chủ nợ, họ đã đấu tranh từ 10 năm nay và không dễ dàng buông tha cho Argentina, cũng vì một lý do khác nữa.

Argentina hiện là quốc gia có trữ lượng khí đá phiến lớn thứ hai và dầu đá phiến lớn thứ tư thế giới. Các chủ nợ không thể bỏ qua nguồn lợi tài nguyên quý giá đó. Cũng vì lẽ này, các chủ nợ có vẻ cố làm cho giới đầu tư hoảng sợ không đầu tư vào Argentina để kiếm lợi riêng cho mình.

Hồi tuần trước, NML Capital và Aurelius Capital Management đã gửi đơn đến Tòa án California trong đó đề nghị sở hữu tài sản của tập đoàn dầu khí Argentina APF và của Chevron, nếu Argentina không trả nợ, mặc dù ý kiến chuyên gia Argentina cho rằng hành động “xiết nợ” này không có nhiều cơ hội thành công.

Giới phân tích cho hay hiện chỉ có vài công ty quốc tế đưa ra cam kết hỗ trợ việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu, phần vì e ngại các chính sách năng lượng theo chủ nghĩa can thiệp của Chính phủ Argentina, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sau khi họ không thể vay mượn trên thị trường tín dụng quốc tế kể từ sau đợt phá sản năm 2001.

Sau vỡ nợ, Argentina sẽ đối mặt với điều gì?

Luật sư Pollack đã cảnh báo “vỡ nợ” không đơn thuần là một thuật ngữ chỉ tình cảnh không thanh toán được nợ về mặt kỹ thuật, mà nó sẽ đem đến những tác động bất lợi thực sự về kinh tế và gây tổn thương cho người dân.

Ngay trước khi Bộ trưởng kinh tế Argentina đàm phán thất bại, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s đã xếp Argentina vào diện “vỡ nợ một phần.”

Bộ trưởng kinh tế Kiciloff đã phản đối động thái này của S&P với lý lẽ rằng tiền đã được trả trước vào tài khoản của ngân hàng Mỹ nhưng bị đóng băng theo lệnh của Tòa án Mỹ. 

Trước đó, ngày 17/6, Standard and Poor’s đã hạ hai bậc xếp hạng nợ của Argentina, từ CCC+ xuống CCC- (dưới mức khuyến khích đầu tư 9 bậc) với triển vọng "tiêu cực."

Như vậy, Argentina đã bị rớt xuống vị trí quốc gia có mức xếp hạng thấp nhất trong lịch sử.

Trong khi đó, Chính phủ Argentina liên tục bác bỏ những dự báo ảm đạm về tác động của nguy cơ vỡ nợ đối với nền kinh tế nước nhà. 

Nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng hậu quả của đợt vỡ nợ lần này sẽ không lớn bằng đợt vỡ nợ năm 2001, do tiềm lực kinh tế của Argentina mạnh hơn so với cách đây 13 năm. Hơn nữa, nó cũng không gây ảnh hưởng mạnh trên toàn cầu, bởi cho tới nay, nước này vẫn chưa được phép tham gia thị trường vốn thế giới.

Có thể vì lẽ này mà thông tin Argentina đàm phán không thành công và bị vỡ nợ dường như không thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư trên thị trường thế giới. 

Tại Tokyo (Nhật Bản) chiều 31/7, đồng USD giảm nhẹ xuống 102,78 yen, tăng nhẹ lên 1,3394 USD đổi 1 euro và tăng so với hầu hết các đồng tiền châu Á khác.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng không thể phủ nhận vỡ nợ sẽ làm sâu sắc thêm tình hình khó khăn của nền kinh tế vốn đã rơi vào suy thoái, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát - hiện đứng ở một trong những mức cao nhất của thế giới - và châm ngòi cho đợt mất giá nữa của đồng peso. 

Chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, giá cả tại nước này đã tăng tới 15%, tác động đến cuộc sống của người dân, còn riêng trong tháng Một, đồng peso đã mất giá tới 20%. 

Trang tư vấn Abeceb.com dự báo trong trường hợp vỡ nợ, đến cuối năm 2014, GDP của Argentina sẽ giảm 3,5%, lạm phát hàng năm ở mức 41% và chi tiêu tiêu dùng giảm 3,8%.

Về tác động đối với thị trường hàng hóa thế giới, tình trạng vỡ nợ của nước xuất khẩu đậu tương lớn thứ ba thế giới cũng có thể làm giá đậu tương tăng đáng kể.

Một đợt vỡ nợ nữa sẽ kéo dài thêm tình trạng Argentina bị “cô lập” khỏi thị trường vốn toàn cầu, cũng là đòn giáng vào nỗ lực quay trở lại thị trường tài chính toàn cầu kể từ sau khi nước này không thanh toán được khoản nợ 100 tỷ USD năm 2001.

Đợt phá sản năm 2001, được coi là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử tính đến thời điểm này, đã đẩy Argentina vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội mà cho tới giờ họ vẫn chưa thoát ra khỏi.

Trong nỗ lực thoát khủng hoảng, phục hồi tăng trưởng kinh tế và trở lại thị trường vốn, Argentina đã trả nợ cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hồi tháng Năm đã nhất với Câu lạc bộ Pari về kế hoạch bắt đầu trả khoản nợ chưa trả từ lần vỡ nợ năm 2001 trị giá 9,7 tỷ USD. 

Giới phân tích cho rằng vụ vỡ nợ lần này có thể coi như là “gáo nước lạnh” đổ lên tất cả những nỗ lực của Argentina trong thời gian qua./.

tt5

QUARTZ INEO 504-507 5W30

Mô tả: Dầu bán tổng hợp
Tiêu chuẩn kỹ thuật: SAE 10W-40 API SM/SL/SJ/CF
Bao bì: Can 4L; Lon 1L
tt4

QUARTZ INEO MC3 5W30

Mô tả: Dầu khoáng cao cấp
Tiêu chuẩn kỹ thuật: SAE 20W-50 API SM/SL/SJ/CF: MB Sheet 229.1
Bao bì: Can 4L

HiPerf 4T AT

Mô tả: Nhớt cho xe Scooter, tiết kiệm nhiên liệu
Tiêu chuẩn kỹ thuật: API SJ, SAE 10W-30
Bao bì: Lon 1L, 0.8L
tt1

QUARTZ 7000 10W-40

Mô tả: Dầu tổng hợp toàn phần
Tiêu chuẩn kỹ thuật: SAE 0W-40; API SM/SL/SJ/CF: ACEA A3/B3/B4 MB Sheet 229.3
Bao bì: Can 4L; Lon 1L
tt2

QUARTZ 5000 20W50

Mô tả: Dầu tổng hợp toàn phần
Tiêu chuẩn kỹ thuật: SAE 5W-50; API SM/SL/SJ/CF: ACEA A3/B3/B MB Sheet 229.3
Bao bì: Can 4L; Lon 1L
tt3

QUARTZ RACING 10W50

Mô tả: Dầu khoáng cao cấp
Tiêu chuẩn kỹ thuật: API; SF/CF; SAE 20W50
Bao bì: phuy 208L, can 4L

HiPerf 4T Racing

Mô tả: Dầu tổng hợp hoàn toàn
Tiêu chuẩn kỹ thuật:
API SJ, SAE 10W-40
Bao bì: Lon 1L; 0.8L

để có được những chương trình mang đầy tính nhân văn như Total Hiệp sĩ giao thông này

Tin tức

sans-serif;"">~~~
Sáng nay VN-Index mở cửa đầu phiên có lúc tăng 1

sans-serif;"">Tại thời điểm 9h35

sans-serif;"">Tại nhóm penny và midcap

sans-serif;"">Tại sàn Hà Nội

sans-serif;"">Phiên giao dịch hôm qua (21/1)

sans-serif;"">
Trả lời báo chí

"serif";""> HSGT Nguyễn Ngọc Thành (TPHCM) - đã đạt danh hiệu HSGT tuần năm 2012:

"serif";"">– 15. Nhóm HSGT Trần Duy Bôn

"serif";"">: Minh Anh là người có ý thức rất cao và góp phần trong việc tuyên truyền bảo đảm an toàn giao thông phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình. Trong hội thi học sinh THCS vẽ tranh về ATGT do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức

"serif";""> (Nghệ An) - đã đạt danh hiệu HSGT tuần năm 2012: Người đàn ông đã 8 năm làm công việc tình nguyện dắt trẻ qua đường đến trường và về nhà an toàn ở Xã Quỳnh Văn

"serif";""> (Lạng Sơn) - đã đạt danh hiệu HSGT tuần năm 2012: người lái đò nghèo ở Lương Tháp

Quảng Nam) - đã đạt danh hiệu HSGT tuần năm 2012:

"serif";"">ngư dân Đinh Tấn Tàu đã cứu sống 40 người trong 1 tai nạn chìm phà rất lớn ngày 21/11/ 2011 trên sông Trường Giang