Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng?

Kinh tế toàn cầu 2016: Lạc quan hay thất vọng?

Vntinnhanh.vn – Con số dự báo về tăng trưởng GDP toàn cầu 2016 có thể chênh nhau, nguyên nhân lý giải cũng không trùng khớp. Tuy nhiên, với Việt Nam, ý kiến hầu hết thống nhất rằng năm 2016 sẽ là năm kinh tế  tăng trưởng mạnh mẽ.

Không phải là “quẻ bói đầu năm” mà dựa trên những dữ kiện đã có từ 2015, nhiều định chế kinh tế, chuyên gia kinh tế đã đưa ra đoán định bức tranh kinh tế toàn cầu 2016. Trong đó, những dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), HSBC và kể cả Liên hợp quốc...., là rất đáng chú ý.

Không phải là “quẻ bói đầu năm” mà dựa trên những dữ kiện đã có từ 2015, nhiều định chế kinh tế, chuyên gia kinh tế đã đưa ra đoán định bức tranh kinh tế toàn cầu 2016. Trong đó, những dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), HSBC và kể cả Liên hợp quốc…., là rất đáng chú ý.

Con số dự báo về tăng trưởng (GDP) toàn cầu 2016 có thể chênh nhau, nguyên nhân lý giải cũng không trùng khớp. Tuy nhiên, với Việt Nam, ý kiến hầu hết thống nhất rằng năm 2016 sẽ là năm kinh tế  tăng trưởng mạnh mẽ.

Nền kinh tế toàn cầu năm 2016 sẽ ra sao? Đây là thời điểm nhều tổ chức tài chính, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định. Những nhận định ấy không phải là “quẻ bói đầu năm” mà dựa trên những dữ kiện đã có từ 2015, tiếp diễn trong 2016.

1. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 ở mức 2,9%. Đây được coi là dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn, khi vào tháng 6-2015 chính WB đã đưa ra con số 3,3%.

1. Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 ở mức 2,9%. Đây được coi là dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn, khi vào tháng 6/2015 chính WB đã đưa ra con số 3,3%.

Theo WB, sự tăng trưởng chậm tại các thị trường mới nổi là nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn được cho là khả quan nếu so với 2015 (2,4%). Trong thông báo phát đi ngày 7/1, WB nhận định, năm 2016, kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm (6,7% so với 6,9% năm trước đó); trong khi Nga và Brazil vẫn trong vòng suy thoái.

Với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, WB dự báo tăng trưởng sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,3% từ mức 6,4% năm 2015. Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 6,7% trong năm 2016 so với mức 6,9% năm 2015. Cụ thể hơn, theo WB, kinh tế Indonesia và Malaysia phát triển chậm lại, nhưng nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khá, còn Thái Lan thì “được khôi phục dần”.

Những tín hiệu ngay từ đầu năm cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu 2016 khó sáng sủa.

Những tín hiệu ngay từ đầu năm cho thấy thị trường chứng khoán toàn cầu 2016 khó sáng sủa.

WB nhận xét, “kinh tế Việt Nam đã và đang ứng phó tương đối tốt trước những biến động của môi trường kinh tế bên ngoài”, sẽ đạt 6,6%. WB cũng cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thêm “khoảng đệm” chính sách thông qua những nỗ lực mạnh mẽ. Còn theo Tổng cục Thống kê, GDP cả nước năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014.

Kaushik Basu- Phó Chủ tịch kiêm Kinh tế trưởng WB cho rằng, kinh tế toàn cầu 2016 sẽ “cần phải biết thích ứng” khi mà giá hàng hóa thấp hơn, luồng vốn và thương mại suy giảm. Với nền kinh tế Mỹ, sẽ dừng ở mức tăng trưởng 2.7% (thấp hơn dự đoán trước đó là 2,8%.

2. Những dự báo khác cũng rất đáng chú ý, trong đó có dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên hợp quốc vàTổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

2. Những dự báo khác cũng rất đáng chú ý, trong đó có dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Liên hợp quốc vàTổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Trong báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu IMF nhận xét: “Kinh tế thế giới trong năm tới sẽ lạc quan hơn với kỳ vọng tăng trưởng trung bình trong dài hạn, nhưng quay trở lại thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ và đồng bộ là rất khó khăn”. Con số đưa ra là 3,6%, tương đương mức trung bình của giai đoạn 1980-2014. Theo IMF, biến số quan trọng nhất năm 2016 chính là “yếu tố Trung Quốc”, khi mà nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại. IMF dự báo năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 6,3%, thấp hơn so với 6,7% năm nay.

Một số lý do khác cũng được đưa ra khiến người ta nghi ngại tăng trưởng 2016. Đó là hậu quả của cuộc khủng hoảng di cư đối với châu Âu; liệu nước Anh có rút khỏi EU, giá dầu tiếp tục xuống thấp, kinh tế Nga, Brazil vẫn rất khó khăn.

Với LHQ, dự báo kinh tế toàn cầu năm nay lại còn “e dè” hơn: chỉ đạt 2,9%. Theo đó, những “cơn gió ngược” sẽ tiếp tục trên khắp thế giới, đặc biệt khi tại nước Mỹ, Cục Dự trữ liên bang nước này (FED) tiếp tục nâng lãi suất. Giới chuyên gia của LHQ cho rằng, mặc dù triển vọng kinh tế Mỹ khá hơn nhưng đồng USD tăng giá sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2016 của LHQ như vậy được coi là “ảm đạm” nhất so với dự báo của các tổ chức tài chính. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã thông báo hạ dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2016 từ mức dự báo trước đó 3,6% xuống còn 3,3%. Đáng chú ý, OECD còn cảnh báo và không loại trừ một số khu vực có thể rơi vào giảm phát. Và nếu như kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng trên 3% thì kinh tế toàn cầu mớ sáng sủa- theo OECD.

Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2016 của LHQ như vậy được coi là “ảm đạm” nhất so với dự báo của các tổ chức tài chính. Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã thông báo hạ dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2016 từ mức dự báo trước đó 3,6% xuống còn 3,3%. Đáng chú ý, OECD còn cảnh báo và không loại trừ một số khu vực có thể rơi vào giảm phát. Và nếu như kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng trên 3% thì kinh tế toàn cầu mớ sáng sủa- theo OECD.

Tết Bính Thân 2016, học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày?
Dịp nghỉ Tết Âm lịch Bính Thân 2016, học sinh các cấp có thể được nghỉ từ 7 cho đến 16 ngày, tùy theo từng địa phương.

3. Trong bối cảnh chung của thế giới, kinh tế Việt Nam năm 2016 nhận được khá nhiều dự báo khả quan, đến từ HSBC, WB, IMF- những tổ chức tài chính lớn, nhiều uy tín.

Với HSBC: 2016 sẽ là năm Việt Nam tăng trưởng “hết ga”. HSBC nhận xét, GDP quý IV/2015 của Việt Nam tăng 7,1%, đưa mức tăng trưởng cả năm đạt 6,7%. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2007, vượt qua mục tiêu do Chính phủ đề ra là 6,2%. Việc ngăn chặn đà lạm phát cũng được HSBC đánh giá cao. Tổ chức này cũng cho rằng, điều gây bất ngờ nhất trong năm vừa qua là mức độ cho vay lại của hệ thống ngân hàng giúp thúc đẩy nhu cầu trong nước và “rõ ràng những cải cách trước đây đang bắt đầu đơm hoa kết trái”.

Tuy đánh giá tốt về việc ngăn chặn lạm phát, nhưng theo HSBC, nếu lạm phát tăng yếu (0,6% trong năm 2015) thì cũng sẽ là áp lực lên việc tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất. Do đó, sự cân đối, hài hòa giữa sản xuất và tiêu thụ cũng sẽ là vấn đề cần được giải quyết trong năm 2016.

Tuy đánh giá tốt về việc ngăn chặn lạm phát, nhưng theo HSBC, nếu lạm phát tăng yếu (0,6% trong năm 2015) thì cũng sẽ là áp lực lên việc tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất. Do đó, sự cân đối, hài hòa giữa sản xuất và tiêu thụ cũng sẽ là vấn đề cần được giải quyết trong năm 2016.

Các tổ chức tài chính quốc tế cũng nhìn nhận tích cực về triển vọng kinh tế của Việt Nam khi mà Đại hội XII của Đảng sẽ thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong 5 và 10 năm tiếp theo (2016-2025). Tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng như một sự bứt phá trong phát triển. Lộ trình này đang được Việt Nam triển khai với tốc độ “chưa như ý” nhưng có thể nói là khá chắc chắn.

Khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa sẽ đạt được tính trách nhiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, sự đồng hành của ngân hàng với doanh nghiệp cũng được coi là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đầu tư vào đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và đổi mới cung cách quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các chuyên gia HSBC cũng lưu ý, “cải cách khu vực tài chính phải được đào sâu thêm nữa và việc quản trị cần được củng cố để cải thiện việc phân bổ tín dụng; nếu không thì vẫn còn nguy cơ tăng trưởng nhanh hơn sẽ kích hoạt một chu kỳ bùng nổ và phá sản trong tương lai”.

Tuy nhiên, các chuyên gia HSBC cũng lưu ý, “cải cách khu vực tài chính phải được đào sâu thêm nữa và việc quản trị cần được củng cố để cải thiện việc phân bổ tín dụng; nếu không thì vẫn còn nguy cơ tăng trưởng nhanh hơn sẽ kích hoạt một chu kỳ bùng nổ và phá sản trong tương lai”.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 cũng được đánh giá tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành hàng điện tử, may mặc, giày da và một số sản phẩm nông sản như thủy sản nước ngọt, cà phê, cao su.

“Đây sẽ là nguồn lực cần thiết để Việt Nam gia tăng đầu tư sản xuất trong nước, cũng như mở rộng thị trường bên ngoài”- nhận xét của nhóm chuyên gia IMF.

Về giải ngân dòng vốn FDI, năm 201 cũng được coi là tốc độ giải ngân sẽ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua, bởi những sự khởi động của 1-2 năm trước đó là rất quan trọng. “Điều này cho thấy một cách rõ ràng rằng nhiều vấn đề kinh tế trong nước sẽ được giải quyết”- vẫn theo IMF.

Tổng giám đốc IMF- bà Christine Lagarde phát biểu trên tờ Handelsblatt của Đức đã rằng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 “có thể gây thất vọng”. Nguyên nhân chính là do Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong tháng 12 và còn tăng tiếp; cùng đó là việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ chi phối kinh tế toàn cầu. “Điều đó đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế thế giới có thể sẽ không đồng đều và gây thất vọng trong năm 2016”- theo bà Lagarde. Dân số thế giới già đi cũng là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.

Tổng giám đốc IMF- bà Christine Lagarde phát biểu trên tờHandelsblatt của Đức đã rằng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 “có thể gây thất vọng”. Nguyên nhân chính là do Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong tháng 12 và còn tăng tiếp; cùng đó là việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ chi phối kinh tế toàn cầu. “Điều đó đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế thế giới có thể sẽ không đồng đều và gây thất vọng trong năm 2016”- theo bà Lagarde. Dân số thế giới già đi cũng là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng.

Với việc Mỹ tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên, theo bà Lagarde sẽ khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn đối với một số quốc gia, trong đó có những nước mới nổi và đang phát triển. Từ đó, rất có thể nhiều công ty vỡ nợ. Chính vì thế, Tổng giám đốc IMF cảnh báo những nền kinh tế mới nổi cần phải theo dõi chặt chẽ rủi ro ngoại hối mà những công ty lớn phải đối mặt. Các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thô cũng nên sử dụng chính sách tài khóa để thích ứng với tình hình giá thấp.

Thế Tuấn (Nguồn tham khảo: Bloomberg/Reuters)