Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Kinh tế tư nhân và những yếu tố quyết định

Kinh tế tư nhân và những yếu tố quyết định

Khuyến khích tạo mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, đặc biệt chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tại Diễn đàn Khoa học “Vai trò” do LHH KH-KT Việt Nam tổ chức, PGS. TS Trần Kim Chung- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có bài tham luận sâu sắc về tình hình kinh tế tư nhân.

 Trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu hiện nay, việc xây dựng mô hình và xác định các nguồn lực là đặc biệt quan trọng.

KTTN và kinh tế cả thể đã ngày càng tăng, trở thành lực lượng chính trong tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng gần 40%.

Kinh tế tư nhân ngoài nhà nước đã dần trở thành bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế; là lực lượng chính bù đắp sự giảm dần của khu vực nhà nước.

Hiệu suất vốn sản lượng (ICOR) của khu vực kinh tế tư nhân chi bằng 77% toàn nền kinh tế trong khi 79,3% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và 51,7% khu vực nhà nước.

Số lượng công ty tư nhân trong nước đăng ký mới đã tăng mạnh sau khi thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 1999, cụ thể đã gần đạt mức xấp xỉ 95 nghìn doanh nghiệp (năm 2015) từ mức 11.000 doanh nghiệp (năm 2000) và 40.000 (năm 2005); 81.000 (năm 2010); cao hơn năm cao nhất là 82.000 (năm 2009).

Lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách từ khu vực kinh tế tư nhân luôn tăng.Tổng thu nhập khu vực kinh tế tư nhân năm 2015 tăng gấp 3,19 lần so với năm 2010.

Hệ số ROA (Return On Assets) của khu vực kinh tế tư nhân luôn cao nhất nền kinh tế trong ngành chế tạo. Giai đoạn 2010-2015 ROA của khu vực này luôntăng tuy giai đoạn 2005-2010 có suy giảm chút ít.

Hệ số ROE (Return On Equity) của khu vực kinh tế tư nhân cao nhất nền kinh tế và có xu hướng tăng lên từ 2010-2014. Trong giai đoạn 2005-2010 mặc dù chỉ số này của khu vực tư nhân không tăng nhưng vẫn cao nhất trong nền kinh tế.

Năng suất lao động khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng tăng rất ít và thấp hơn nhiều so với mức chung của cả nước (chỉ xấp xỉ mức 50%); thấp hơn nhiều khu vực nhà nước (1/6) và chỉ gần bằng 1/9 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Mô hình để phát triển kinh tế tương lai

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2035.

Trong đó, các yếu tố cấu thành mô hình phát triển kinh tế 2016-2020 gồm các đặc trưng của nền kinh tế, các mục tiêu của mô hình, các nguồn lực nội sinh, các nguồn động lực phát triển, các đối tác ngoại sinh.

3 đặc trưng của nền kinh tế là lựa chọn nền kinh tế đang phát triển, bắt đầu vào giai đoạn thu nhập trung bình (thấp). Năm 2020, trở thành nước công nghiệp; Nền kinh tế đang chuyển sang nền kinh tế thị trường (định hướng xã hội chủ nghĩa). Năm 2018 là nước có nền kinh tế thị trường; Nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Năm 2019, hội nhập đầy đủ vào kinh tế thế giới

3 mục tiêu cốt lõi là Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm, của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Đây là một trong những mục tiêu cốt lõi của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Mục tiêu thứ 2 là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của nền kinh tế. Sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia là nền tảng tăng trưởng. Thứ ba là mục tiêu nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động là một trong những mục tiêu cốt lõi trong phát triển bền vững, bao trùm nền kinh tế.

3 nguồn lực nội sinh thúc đẩy kinh tế tư nhân là Tài nguyên, Nhân lực và Thể chế.

Nhìn nhận tổng thể, Việt Nam có một vốn tài nguyên cơ bản đủ cho phát triển đất nước, nếu được sử dụng một cách hiệu quả.

Về nhân lực, nước ta đang trong giai đoạn cuối của thời kì dân số vàng. Tuy nhiên, về cơ bản, vẫn còn nhiều lợi thế tự nhiên từ nguồn nhân lực dân số vàng này. Có thể coi thể chế là một nguồn lực nội sinh. Thể chế đúng, kinh tế phát triển. Thế chế không đúng, kinh tế không phát triển. Bản thân thể chế sẽ là nguồn lực cho phát triển nếu được vận hành đúng.

5 động lực phát triển kinh tế tư nhân. Một là, chủ thể động lực là khu vực tư nhân. Trong bối cảnh các nguonf khác giảm hoặc đi ngang, nguồn lực từ khu vực tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất.

Hai là, quy mô, địa bàn phát triển kinh tế là kinh tế vùng. Để có quy mô đủ lớn và phù hợp cạnh tranh quốc tế, vùng là địa bàn trọng tâm của phát triển kinh tế.

Ba là, lĩnh vực đột phá là cơ sở hạ tầng. Nền kinh tế nước ta đã qua giai đoạn thu nhập thấp. Cần có cơ sở hạ tầng đủ mạnh để nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Bốn là, nguồn lực huy động là từ đất đai, bất động sản. Là nguồn lực không hạn chế nếu được huy động đúng cho phát triển kinh tế

Năm là, cơ chế chủ đạo là cơ chế thị trường. Để nguồn lực và các chủ thể kinh tế vận hành phục vụ phát triển kinh tế, cơ chế thị trường là phương thức tốt nhất.

5 yếu tố ngoại sinh là các vấn đề tác động từ nước ngoài, như TPP, AEC, WTO, APEC, RCEP. Nếu TPP được thông qua, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển vị thế từ quốc gia, nền kinh tế đi sau thành nền kinh tế, quốc gia đi đầu. Cùng với AEC, một luồng vốn, quản lý lớn sẽ luân chuyển vào – ra nền kinh tế Việt Nam.

Nguon : baodatviet.vn