Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Mảng sáng của ngành xi măng

Mảng sáng của ngành xi măng

Bước qua năm 2013 bức tranh toàn cảnh ngành xi măng bắt đầu xuất hiện nhiều mảng sáng, lạc quan hơn. Sự kì vọng lớn hơn được đặt vào năm 2014 sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
.

Với một dự án có tổng mức đầu tư lớn như xi măng, để thu xếp được 20% vốn tự có, thực sự không phải nhà đầu tư nào cũng có tiềm lực tài chính

 

Có ý kiến cho rằng, không nên lạc quan quá sớm bởi xi măng vượt kế hoạch tiêu thụ là nhờ xuất khẩu còn tiêu thụ nội địa vẫn… ì ạch. Phân tích thực tế cho thấy mặc dù thị trường xây dựng, bất động sản nơi tiêu thụ phần lớn lượng xi măng chưa thực sự hồi phục mạnh mẽ nhưng tiêu thụ xi măng nội địa năm 2013 ước đạt 47,5 -48 triệu tấn đã là sự cố gắng lớn của toàn ngành, đặc biệt là sự nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ của các DN trong toàn TCty công nghiệp xi măng VN.

Giải pháp tốt nhằm duy trì sản xuất

Ông Lương Quang Khải – Chủ tịch Hội đồng thành viên TCty công nghiệp VN (Vicem) cho biết: Năm 2013, dù gặp không ít khó khăn trong sản xuất, giá các vật tư đầu vào như: điện, than, vật tư, phụ tùng thay thế đều tăng nhưng các DN thuộc Vicem đều nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để đưa sản phẩm ra thị trường, và cố gắng bình ổn giá, tiết kiệm mức tiêu hao nhiên liệu ở mức cao nhất để thị trường không biến động. Rà soát, ưu tiên các hạng mục công trình, dự án thực hiện trong năm 2013 trên cơ sở đảm bảo được nguồn vốn, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

Vicem đưa ra chính sách cụ thể như nâng cao chất lượng clinker, , đầu tư trang thiết bị để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ASTM. Duy trì dòng sản phẩm xi măng hướng tới phân khúc giá rẻ, đồng thời phát triển thêm dòng sản đặc thù như xi măng sunfat, chịu phèn, chịu mặn… Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng sang lĩnh vực bê tông trộn sẵn và cốt liệu sử dụng xi măng. Theo kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ năm 2013, với mức sản xuất tiêu thụ từ 19 – 20 triệu tấn sản phẩm trở lên, clinker 15-16 triệu tấn, doanh thu 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận tối thiểu trên 500 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động bằng năm 2012. Phải nói một cách đầy đủ dù sản xuất không tập trung cho mục tiêu xuất khẩu, nhưng trong điều kiện hiện nay sản xuất không tiêu thụ hết công suất thì xuất khẩu là giải pháp tốt nhằm duy trì sản xuất, giúp DN có dòng tiền để trả nợ đầu tư và khấu hao, đồng thời góp phần giảm nhập siêu, cân đối cán cân xuất khẩu nhập của đất nước.

Đã tính toán nhu cầu tiêu thụ

Nếu việc đầu tư không được quan tâm đúng mức, có thể mất cân đối cung cầu xi măng lại tái diễn.

Theo các chuyên gia nhận định, tình hình kinh tế năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, dựa rên cơ sở ước sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2013, Bộ Xây dựng đã tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2014 khoảng 62 – 63 triệu tấn, tăng 1,5 – 3% so với năm 2013, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 48,5 – 49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5 – 14 triệu tấn. Tính đến thời điểm tháng 10/2013, tổng công suất các nhà máy xi măng đang hoạt động đạt trên 70 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất đủ lượng , đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năm 2014. Trong Quyết định 1488/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng VN giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030, điều kiện để các dự án được đầu tư các dự án mới là chủ đầu tư phải có năng lực tài chính, tối thiểu phải có 20% vốn tự có và các ngân hàng sẽ lấy đây là một trong những điều kiện tối thiểu để cho vay. Với một dự án có tổng mức đầu tư lớn như xi măng, để thu xếp được 20% vốn tự có, thực sự không phải nhà đầu tư nào cũng có tiềm lực tài chính.

TS Nguyễn Quang Cung phân tích, đầu tư khác xa với các lĩnh vực khác vì đòi hỏi vốn lớn, thời gian kéo dài nhiều năm. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư không thu xếp được vốn để đầu tư các nhà máy theo quy hoạch. Với tình hình đầu tư như thế, đến gần năm 2020 toàn ngành chỉ đạt 78 – 80 triệu tấn, nếu việc đầu tư không được quan tâm đúng mức, có thể mất cân đối cung cầu xi măng lại tái diễn.

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp