Go to Top
Trang chủ > Tin tức > 2025: Công nghiệp xuất khẩu chiếm 90% tỷ trọng xuất khẩu?

2025: Công nghiệp xuất khẩu chiếm 90% tỷ trọng xuất khẩu?

Tại buổi giao lưu trực tuyến tổ chức chiều ngày 7/7, Bộ Công thương đã tiến hành công bố Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030.

2025: Công nghiệp xuất khẩu chiếm 90% tỷ trọng xuất khẩu?

Theo đó, chủ trương chính của kế hoạch là phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên với trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị vẫn tiếp tục khai thác các lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế, gắn kết sản xuất với dịch vụ, thương mại, chủ động tham gia sâu chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới.
Đồng thời, chú trọng phát triển thêm một số ngành công nghiệp lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia. Phát triển công nghiệp trên cơ sở tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Tập trung cho thế mạnh

3 ngành lớn được ưu tiên trong chiến lược phát triển công nghiệp dài hạn này gồm có: Ngành công nghiệp chế biến, ngành điện tử và viễn thông và ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Theo kế hoạch tổng quan, đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực.
Cụ thể hơn, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp đến 2020 sẽ đạt 6,5-7,0%năm, từ 2026-2035 đạt khoảng 7,5-8,0%/năm.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến 2020 đạt 12,5-13%/năm, còn giai đoạn 2026-2035 đạt khoảng 10,5-11%/năm.
Phấn đấu đến 2020, tỷ trong công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43%/năm, đến 2035 thì chiếm khoảng 40-41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.
Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến 2025 đạt 85-88%, và sau 2025 đạt trên 90%.
Giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau 2025 đạt trên 50%.
Chỉ số ICOR công nghiệp giai đoạn 2011-2025 đạt 3,5-4%, giai đoạn 2026-2035 đạt 3-3,5%.

Tìm giải pháp cho phát triển

Theo ý kiến của đại diện Bộ Công thương, với những khó khăn còn tồn tại đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì giải pháp hàng đầu chính là lựa chọn và đầu tư tập trung, có trọng điểm vào nhóm sản phẩm đặc biệt, khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nuôi trồng quy mô lớn và ưu tiên những ngành có tính cạnh tranh cao.

Để có thể thu hút đầu tư, việc xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng gắn với công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư là rất cần thiết.

Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư cả về nguồn vốn và phạm vi.

Theo kế hoạch, tiếp tục kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư vào các dự án quan trọng trong danh mục dự án trọng điểm quốc gia, thu hút nguồn vốn FDI.

Đối với thị trường đầu ra hiện nay, bên cạnh những thị trường truyền thống như Trung Quốc và các nước Đông Á, Asean, Mỹ, EU, cần đẩy mạnh khai thác các thị trường lớn, tiềm năng đang phát triển như các nước trong nhóm BRIC (có Braxin, Nga, Ấn Độ)
Riêng với thị trường đầu vào, Bộ Công thương cho rằng cần tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các nước Đông Á, Mỹ, Asean, đồng thời, chú trọng thu hút đầu tư từ  Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài những yếu tố khách quan đó, đại diện Bộ Công thương cũng đề xuất việc điều chỉnh chất lượng tăng trưởng trong công nghiệp.

Cụ thể, cần thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ và chính sách lao động, tiền lương… để nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, đảm bảo phát triển an toàn.