Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Châu Á ‘tụt dốc’ trong bảng xếp hạng cạnh tranh kinh tế thế giới

Châu Á ‘tụt dốc’ trong bảng xếp hạng cạnh tranh kinh tế thế giới

Hiện nay, cuộc chiến cạnh tranh kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn ra gay gắt và Mỹ được xem là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, có nhiều nền kinh tế đã tụt hạng trong bảng xếp hạng năm nay.

Chau A 'tut doc' trong bang xep hang canh tranh kinh te the gioi

Mỗi năm, Trung tâm Năng lực cạnh tranh thế giới lại xem xét khả năng của các nước nhằm xây dựng và duy trì một môi trường mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh.

Để xác định quốc gia nào trên thế giới cạnh tranh mạnh mẽ nhất, Trung tâm Năng lực cạnh tranh đã nhìn vào dữ liệu từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới và IMF, các doanh nghiệp tư nhân như PriceWaterhouseCoopers và công ty  Tư vấn nhân sự, dữ liệu quốc gia của các tổ chức đối tác, và các dữ liệu thu thập được từ các nhà lãnh đạo hàng đầu quốc gia đó.

Các quốc gia được đánh giá theo một loạt các tiêu chí, bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả của chính phủ, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng.

Mỹ là quốc gia đứng đầu danh sách về hiệu quả kinh doanh mạnh mẽ trong hai năm liền. Thêm vào đó, Mỹ còn được coi là một khu vực tài chính mạnh và cơ sở hạ tầng hiệu quả.

“Mỹ là một nền kinh tế rất kiên cường”, giáo sư Arturo Bris, giám đốc trung tâm cho biết. “Quốc gia này có một khu vực tài chính tuyệt vời vì nó đang cung cấp vốn cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Ngoài ra, Mỹ còn đứng số một trong cơ sở hạ tầng. Đó là một nền kinh tế lớn, và rất khó để đánh bại”.

Mặc dù một số quốc gia châu Âu trong đó có Ba Lan, Cộng hòa Séc, và Slovenia đã đạt được những cải thiện bất ngờ. Tuy nhiên, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina đang ảnh hưởng tới những quốc gia này theo chiều hướng tiêu cực. Nga đã tụt xuống vị trí 45 trong danh sách, hạ 7 bậc liền. Ukraina ở vị trí 60, giảm 11 bậc.

“Hiện nay, tất cả các vấn đề địa chính trị trên thế giới đã được vật chất hóa vào các vấn đề kinh tế. Giá dầu thấp, biến động giá cả hàng hóa, tỷ giá và các cuộc chiến tranh tiền tệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước như: Đức, Nhật Bản, Nga. Tất cả các nước này đều giảm khả năng cạnh tranh trong năm 2015”. Ông Bris cho biết thêm.

Hy Lạp, một trong những nền kinh tế lao đao nhất hiện nay vì mắc kẹt trong những đống nợ. Tuy nhiên, quốc gia này đã tích cực tăng 7 bậc trong bảng xếp hạng và hiện đang đứng ở vị trí 50.

“Rõ ràng, khả năng cạnh tranh của Hy Lạp đã gia tăng. Chúng tôi đã thấy một số cải cách trong bối cảnh kinh doanh, quy định kinh doanh, mà có những tác động tích cực tới quốc gia này”, ông Bris cho biết.

Về phía châu Á, mặc dù Đài Loan, Hàn Quốc, và Philippines đã cải thiện đôi chút, nhưng phần lớn các nước ở châu Á đã giảm năng lực cạnh tranh trong bảng xếp hạng do cơ sở hạ tầng ngày càng tồi tệ.

Mặc dù Chile, Peru và Argentina đã cải thiện nhẹ trong năm nay, nhưng nhìn chung, các nước Mỹ Latinh đang mất dần tính cạnh tranh.

Cuối cùng, ông Bris cho biết, để cải thiện môi trường cạnh tranh, các nước cần có một hệ thống chính phủ tốt, cơ sở hạ tầng cải thiện, và hệ thông giáo dục phát triển.

Tuyết Nhung (Theo Forbes)