Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Ngành cảng biến bắt đầu chững lại?

Ngành cảng biến bắt đầu chững lại?

Tuy nhiên, không thể phủ nhận ngành cảng biển đang là một trong những ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu Việt Nam gia nhập TPP.

Ngành cảng biến bắt đầu chững lại?

Ngành Cảng biển đã có 2 năm làm ăn phát đạt với lợi nhuận đáng mơ ước. Năm 2012, ngành cảng biển nói chung, cảng biển phía Bắc nói riêng, gặp những thuận lợi bất ngờ khi Trung Quốc ra chính sách đóng cửa biên giới phía Quảng Ninh khiến hàng hóa xuất nhập khẩu phải đi trên đường biển, thời gian lưu kho lâu… Năm 2013, những lợi thế đó không còn, ngành cảng biển cũng không giảm lợi nhuận đi bao nhiêu. Cảng biển được coi là một ngành sống tốt trong khủng hoảng.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT), 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng vận tải biển và hàng hóa DN vận tải biển Việt Nam ước đạt 49,05 triệu tấn, đạt 108,77% so với cùng kỳ năm 2013 và 48,89% kế hoạch năm 2014.

Cùng với đó, lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 176,1 triệu tấn, đạt 49,81% so với kế hoạch năm 2014, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2013. 

Dấu hiệu chững lại?

Quan sát kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp trong ngành, có thể thấy xu hướng chung là việc sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, báo hiệu một thời kỳ chững lại của ngành. 

Hiện tại, trong 6 doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên 2 sàn chứng khoán, chỉ có Viconship chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm. 

Trong 5 doanh nghiệp Cảng biển đã công bố kết quả kinh doanh, chỉ duy nhất Cảng Đồng Nai (PDN) có doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với cùng kỳ, các doanh nghiệp còn lại hoặc tăng không đáng kể, hoặc giảm khá mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể như sau:

Thực ra, kết luận về sự chững lại hay không của ngành cảng biển chỉ qua nửa năm kinh doanh, có thể vẫn còn quá sớm. Tuy vậy, những phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Hồng, Tổng giám đốc DVP tại ĐHCĐ thường niên 2014 của Cảng Đình Vũ, một phần nào phác thảo bức tranh kinh doanh năm 2014 của ngành. Ông Hồng cho biết chính sách biên mậu Trung Quốc hiện đang bất ổn và chính sách tăng cường kiểm soát và thắt chặt hoạt động tạm nhập tái xuất của Nhà nước đã khiến lượng hàng thông quan và doanh thu từ container lạnh giảm. Với riêng Cảng Đình Vũ, lợi nhuận của công ty năm 2014 còn bị hao hụt bởi khấu hao do bắt đầu đưa thiết bị vào sử dụng.

Đối với VSC, doanh nghiệp cảng biển duy nhất chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2, thông tin từ ĐHCĐ thường niên của công ty cho biết năm 2014 Viconship tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng để mở rộng và phát triển sản xuất bằng các liên doanh liên kết, hợp tác với các đối tác tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM. Bên cạnh đó VSC cũng lên kế hoạch nghiên cứu đầu tư mở rộng Cảng Đình Vũ…

Có thể thấy, mục tiêu trọng điểm năm 2014 của VCS, dù thế nào đi nữa, cũng là đầu tư.
 Vì thế, việc kinh doanh trong năm nếu có chững lại, cũng không phải là vấn đề quá khó hiểu.

HĐQT Viconship đã rất thận trọng đưa ra 

kế hoạch kinh doanh 2014 với chỉ tiêu LNTT giảm 20,6% so với kết quả thực hiện 2013.

IPO doanh nghiệp Cảng biển, kết quả èo uột

Thời gian gần đây, một loạt doanh nghiệp Cảng biển đua nhau bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO). Tuy nhiên, kết quả đạt được không đáng là bao. Có thể kể đến Cảng Nha Trang với tỷ lệ bán thành công cổ phần chỉ đạt 6,3%, Cảng Quảng Ninh đạt 7,5%, Cảng Đà Nẵng khá hơn một chút với 19,6%. Cảng Hải Phòng, với điều kiện về vị trí đắc địa, đã đề ra những tiêu chuẩn khắt khe về đối tác chiến lược, tỷ lệ chào bán thành công là 47%, ở dưới mức kỳ vọng.

Như vậy, có thể thấy trong con mắt đầu tư, cổ phiếu Cảng biển vẫn chưa thực sự hấp dẫn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận ngành cảng biển đang là một trong những ngành được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều nhất nếu Việt Nam gia nhập TPP với việc Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng giao thông cũng như năng lực cảng biển, thủ tục hải quan cải tiến theo hướng đơn giản và hiện đại hóa.
Minh Phương

Theo Trí Thức Trẻ