Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Quản lý chặt nhập khẩu thép

Quản lý chặt nhập khẩu thép

Kể từ ngày 21/3, cơ quan hải quan chỉ thông quan mặt hàng thép khi có kết quả kiểm tra chất lượng chuyên ngành.


Đây là quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/BCT-BKHCN của liên Bộ Công thương, Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Theo đó, cơ quan hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi tổ chức, cá nhân nhập khẩu cung cấp bản Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo quy định tại thông tư liên tịch này.

Đối với các loại thép được phân loại theo những mã HS (mã hàng hóa) quy định tại Mục 2 Phụ lục III (gồm các sản phẩm thép có mã HS: 7224.10.00 và 7224.90.00) phải bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu đã được Bộ Công Thương (Vụ Công nghiệp nặng) xác nhận và bản sao giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép của Bộ Công Thương.

Cơ quan hải quan cũng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, KH&CN trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xử lý theo quy định của Luật Hải quan đối với lô thép nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Đồng thời giám sát, thống kê tình hình nhập khẩu thép và cung cấp số liệu nhập khẩu hằng quý phục vụ quản lý nhà nước. Tổ chức cá nhân nhập khẩu sản phẩm thép phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho thép nhập khẩu. Sản phẩm thép nhập khẩu cũng phải được đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định.

Việc ghi nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ KH&CN và Thông tư số 14/2007/TT-BKHCN ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng “67”

Tính đến nay, các ngân hàng thương mại đã nhận 605 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của chủ tàu tại 27 tỉnh, thành phố. Trong đó, đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu (đóng mới 365 tàu, nâng cấp 20 tàu) với tổng số tiền gần 3.900 tỉ đồng và đã giải ngân gần 2.000 tỉ đồng.

Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60-95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu; tài sản bảo đảm là chính con tàu. Đến nay, đã có 84 tàu cá đóng mới, 12 tàu nâng cấp được hạ thủy và đi vào khai thác. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn giải ngân cho 204 lượt khách hàng vay vốn lưu động, với tổng số tiền gần 64 tỉ đồng.

Mặc dù Nghị định 67 đã được các ngân hàng triển khai quyết liệt, song thực tiễn triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc. Để việc triển khai nghị định này đạt kết quả cao hơn, đại diện ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam (Agribank) cho rằng, Bộ NN&PTNT cùng các sở tại địa phương cần xúc tiến việc chứng nhận từng hạng mục tàu cá, bảo đảm đúng với thiết kế đã được phê duyệt, hỗ trợ ngân hàng trong việc giám sát giải ngân đúng tiến độ. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách của Nghị định 67 để bảo đảm hiệu quả đồng vốn.

Việc ứng trước vốn đóng tàu chờ phê duyệt là hiện thực khách quan, do quá trình phê duyệt của UBND tỉnh thường đòi hỏi thời gian, nhưng hoạt động đánh bắt có thời vụ, nên nhiều khách hàng đã ứng tiền để bảo đảm tàu hạ thủy đúng thời vụ. Vì vậy, Agribank cũng đề nghị, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép những khách hàng này được hưởng cấp bù lãi suất theo Nghị định 67 để phù hợp với thực tế tại địa phương.

Theo Vũ Trọng/Chinhphu.vn