Go to Top
Trang chủ > Tin tức > Hai mảng sáng tối của TTCK Việt Nam 2013

Hai mảng sáng tối của TTCK Việt Nam 2013

Sẽ là quá mạo hiểm khi quyết định đầu tư dẫn đến một vòng luẩn quẩn vào các công ty nhỏ khiến các công ty này không thể mở rộng quy mô.
.

Bên cạnh nhiều mảng màu tối của nền kinh tế, các chương trình cải cách tích cực của Chính phủ đã dần lấy được niềm tin từ các nhà đầu tư (NĐT). Nhờ đó, cổ phiếu Việt Nam đã tăng hơn 20% trong năm 2013, đưa Việt Nam vào nhóm các thị trường mới nổi tốt nhất trong khu vực châu Á.

Theo một số Giám đốc của các công ty quản lý quỹ, chỉ có những cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn nhận được sự quan tâm của các NĐT nước ngoài mới có những hoạt động tích cực trên thị trường trong năm qua.

 

Ông Jason Ng, Giám đốc văn phòng Singapore của Vinacapital, cũng chia sẻ luôn chỉ có một vài công ty thu hút được các NĐT. Trong khi đó, hầu hết cổ phiếu của các công ty trên TTCK Việt Nam chỉ được coi là cổ phiếu có trị giá thấp (penny stock) và sẽ là quá mạo hiểm khi quyết định đầu tư dẫn đến một vòng luẩn quẩn khiến các công ty này không thể mở rộng quy mô.

 

Niềm tin của nhà đầu tư

 

Cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép hàng dầu của Việt Nam, kết thúc năm tăng 93,6%, trong khi Công ty Petro Việt Nam cũng hưởng lợi nhuận lớn từ các công ty con được niêm yết của mình. Ví dụ như cổ phiếu của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí tăng 76% và cổ phiếu Tổng Công ty CP Khí tăng 70,9%.

 

Chỉ số chứng khoán sàn Tp.HCM Vn-index tăng 21,97% trong năm qua, trong khi HNX- index cũng đóng cửa ở mức cao hơn 18% so với năm ngoái. Thử dùng một biện pháp so sánh với các sàn khác trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số của các thị trường lân cận chỉ tăng 0,6%. Thị trường Việt Nam bất ngờ cho thấy khả năng phục hồi từ đầu năm, trong bối cảnh kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, lâm vào tình trạng khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính.

 

Là một thị trường mới nổi, Việt Nam có thể là một điểm đến đầy thách thức cho các NĐT nước ngoài để có thể tìm được một chỗ đứng vững chắc. Không như các thị trường mới nổi khác, đầu tư vào Việt Nam cần mất khá nhiều thời gian để thu hồi vốn, nhờ đó các NĐT vào Việt nam đã tránh được tình trạng hoảng loạn như tại các thị trường khác vào đầu năm.

Nhìn chung, hầu hết các NĐT đều lạc quan về tình hình thị trường trong thời gian tới. Ngoài cải cách khối doanh nghiệp công, chính phủ đã thành lập một công ty để giải quyết các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ước tính khoảng 8% tổng giá trị khoản vay. Động thái này không chỉ giúp ổn định tình trạng nợ xấu mà còn củng cố niềm tin của các NĐT.

 

Một chuyên gia môi giới chứng khoán phân tích hầu hết những công ty có mức tăng trưởng tốt là nhờ sự tập trung sức mạnh đầu tư vào những ngành kinh doanh trọng điểm thay vì đầu tư cho các ngành rủi ro như tài chính, bất động sản. Trong khi đó, những công ty đầu tư đa ngành thường gặp thất bại và phải đối mặt những khoản nợ lớn, quản lý kém và doanh thu thấp.

 

Nhiều công ty hủy niêm yết

 

Ông Ng., từ VinaCapital, cho biết ông nghĩ rằng gần một nửa các công ty hủy niêm yết tại 2 sàn Hà Nội và Tp.HCM vào năm 2013 tự nguyện rời bỏ thị trường vì họ không thể huy động đủ vốn kinh doanh, dẫn tới giá cổ phiếu của họ giảm. “Năm 2013 là một năm khó khăn. Các ngân hàng sợ mở rộng các khoản vay và sẽ rất chặt chẽ khi đánh giá khả năng thanh toán các khoản vay”, ông Ng. nói.

 

Tổng cộng có 26 công ty đã hủy niêm yết tại TTCK Hà Nội, trong khi chỉ có 9 công ty lên sàn trong năm 2013. Con số này của năm 2012 lần lượt là 11 và 12, theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Kể từ khi TTCK mở cửa, năm 2005, chưa năm nào có sự chênh lệch giữa các công ty hủy niêm yết và mới lên sàn lớn như năm nay.

 

Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, phần lớn các công ty phải ngừng niêm yết là do đã có 3 năm liên tiếp thua lỗ hoặc phải tái cơ cấu. Ông Dũng cũng nói thêm rằng ông hy vọng năm 2014 sẽ là một năm thị trường khởi sắc hơn.

 

Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa và Công ty chứng khoán Âu Việt là những điển hình rời sàn vào năm 2013 do những khó khăn về mặt tài chính. Trong khi đó, tại sàn Tp.HCM, 11 công ty hủy niêm yết trong năm 2013, bao gồm 4 công ty quản lý quỹ phải đóng cửa để tái cơ cấu. Con số này vào năm 2012 chỉ là 7.

 

Ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, cho biết chỉ có 4 công ty hủy niêm yết do thua lỗ tài chính, trong khi những doanh nghiệp khác ngừng giao dịch do các thương vụ sáp nhập hoặc mua lại.